Lịch sử Bạc lá

Bệnh được phát hiện đầu tiên ở tỉnh Fukuoka của Nhật Bản vào năm 1884. Ban đầu, các nhà khoa học lầm tưởng đây là bệnh có nguồn gốc sinh lý, do đất chua gây nên. Không lâu sau đó, các nhà khoa học đã xác nhận nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn gây nên, vì khuẩn này thuộc loại Bacillus oryzae. Về sau, vi khuẩn này Tagami, Mizukami (năm 1962), Mizukami và Wakimoto (năm 1969) đặt tên là Pseudomonas oryzae...[2]

Đến năm 1974, Ezuka đặt tên là Xanthomonas oryzae và được dùng cho đến ngày nay.

Từ cuối thập kỷ 60 đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, bệnh bạc lá lúa phổ biến ở tất cả các vùng trồng lúa trên thế giới; bệnh phổ biến hơn ở các nước trồng lúa như: Ấn Độ (1990), Philippin (1957), Indonexia (1950), Trung Quốc (1957). Hiện nay, đây là bệnh vẫn tiếp tục gây hại phổ biến ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới.